Rượu Việt Nam vốn từ lâu đời đã có hương vị truyền thống đặc trưng của người dân Việt Nam từ mỗi vùng miền trên khắp đất nước. Sánh vai với các loại rượu ngoại, rượu Việt Nam cũng có những dòng rượu nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Dưới đây là 10 loại rượu Việt Nam ngon nhất thế giới do chúng tôi tổng hợp, mời bạn tham khảo.
Rượu Kim Sơn – Rất thơm và êm dịu
Nằm trong “Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam”, rượu Kim Sơn là một trong những loại rượu được yêu thích nhất đối với người dân Việt Nam. Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt nhưng không bị gay gắt, được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu.
Rượu Làng Vân – Bắc Giang – Lâu đời
Rượu Làng Vân là danh tửu của xứ Kinh Bắc với bề dày lịch sử lâu đời. Rượu Làng Vân được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà,Việt Yên, Bắc Giang với men rượu bí truyền của làng Vân. Rượu trong suốt, chỉ cần lắc nhẹ có thể sủi tăm, uống vào hương vị thơm ngọt, đặc trưng truyền thống của người làng Vân.
Rượu gạo Mẫu Sơn – Lạng Sơn – Đặc sản rượu nổi tiếng
Nhắc đến rượu gạo không thể nói đến rượu mẫu Sơn nổi tiếng tại Lạng Sơn này. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng ngàn năm từ gạo, từ nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm. Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, uống vào hương vị thơm nồng, êm dịu, đậm đà đặc trưng của lá và rễ cây.
Rượu Gò Đen – Long An – Đặc sản rượu Việt Nam
Rượu Gò Đen là một trong những loại rượu trắng nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu có nồng độ cồn cao hơn so với các loại rượu thông thường khác, rượu được nấu từ những hạt nếp tròn, mẩy, trắng đục và có hương thơm, nếp nấu vừa nở là có thể nấu rượu, tránh quá nhão hoặc khét.
Rượu Phú Lễ – Bến Tre – Hương vị truyền thống
Rượu Phú Lễ là một loại rượu nổi được sản xuất từ ấp Phú Lợi, xã Phú Lễ. Rượu có hương vị khá nồng, thơm ngon và có phần nống độ cao. Rượu Phú Lễ thơm ngon được làm từ nước giếng làng, nếp trồng trên chính vùng đất này và đặc biệt là nhờ ủ nếp trong những cái tỉn đã có hằng trăm năm, tạo nên hương vị truyền thống của dân Phú Lễ.
Rượu cần – Tây Nguyên – Đặc sản dân tộc
Rượu cần là một trong số những đặc sản dân tộc tại Việt Nam. Rượu được ủ men trong hũ hoặc bình, không qua chưng cất nên hương vị rất thơm ngon. Rượu có cách uống khá mới lạ, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre hoặc trúc đục thông lỗ để hút rượu. Đối với người dân Tây Nguyên, rượu cần là một loại rượu quý thường được uống trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.
Rượu vang Đà Lạt – Thơm ngon, dễ uống
Rượu vang Đà Lạt là một thức uống nổi tiếng tại Đà Lạt. Rượu chủ yếu được làm từ nho và các loại trái cây đặc sản của vùng này nên có mùi vị rất ngọt, thơm và dễ uống. Có một số nơi cũng chọn dâu tằm để làm rượu, tuy nhiên dâu tằm làm rượu không giống với dâu trồng để nuôi tằm, thay vì nhiều lá, loại dâu này rất nhiều trái và những trái dâu chín thường có màu đen thẫm, cuốn lại. Rượu dâu tằm sẽ khiến cơ thể ấm hơn, phù hợp với không khí lạnh tại Đà Lạt.
Rượu Bầu Đá – Đặc biệt
Rượu Bàu Đá có một cái tên khá kì lạ xuất xứ từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Công đoạn làm rượu Bàu Đá rất công phu. Rượu phải được nấu bằng gạo lứt, dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Rượu có nồng độ rất cao, có thể 50 độ.
Rượu nếp cẩm – Nổi tiếng tại xứ Tây Bắc
Rượu nếp cẩm là một trong những loại rượu nổi tiếng nhất tại xứ Tây Bắc. Rượu chủ yếu được làm từ nguyên liệu gạo nếp cẩm lên men và được đem đi chưng cất để lấy rượu. Quá trình làm rượu nếp cẩm khá là công phu, trau chuốt, hương vị nhẹ nhàng, thơm ngon. Rượu nếp được chọn làm phải là hạt tròn, dài và điều đảm bảo màu sắc của nếp không phải do nhuộm. Ngoài ra, nếp phải thơm và được thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng.
Rượu vang sim Phú Quốc – Vị ngọt thanh
Rượu vang sim Phú Quốc chủ yếu được làm từ trái sim rừng lên men tại Phú Quốc đặc trưng tại đảo Phú Quốc. Rượu có vị rất đặc trưng: thơm nồng, chát chát và ngọt thanh. Rượu còn là một vị thuốc tốt cho người bệnh lâu ngày, người bị suy nhược cơ thể, dùng trị thiếu máu khi có thai. Trái chín ăn rất ngon và bổ, đồng thời còn hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Trên đây là một số thông tin về những loại rượu nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ bạn, chúc bạn một ngày tốt lành.